CON SỐ 3000 – TÌNH YÊU VÀ TRÁCH NHIỆM

4 tháng mở Blog, 3000 lượt truy cập. Trong đó 2200 từ hungdm1.blogspot.com và 800 từ hungdm1.wordpress.com. Con số lượng truy cập tăng nhanh từng ngày. Trân trọng cảm ơn tất cả đọc giả đã ghé thăm. Vui mừng hơn nữa khi công khai Email của mình, tôi nhận được rất nhiều thư từ các bạn Mỹ xa xôi. CHAT qua YAHOO cũng rất nhiều. Thành thật xin lỗi các bạn vì bất đồng ngôn ngữ.
Qua Blog, tôi lại thấy tình yêu của mình lai láng khắp nơi. Tuổi trẻ tràn trề, niềm vui vô tận và cũng thấy trách nhiệm của mình trước cộng đồng. Hãy đến với tôi, không súng gươm, không thù hận, chỉ hoa hồng. Các bạn gửi thư cho tôi, hoặc phản hồi ngay tại mỗi bài viết. Trân trọng mọi ý kiến của các bạn.

danmanhhung@yahoo.com

NUMBERS 3000 – LOVE AND RESPONSIBILITY

Blog 4 months of opening, 3000 hits. In particular from 2200 hungdm1.blogspot.com and 800 from – hungdm1.wordpress.com. The number of traffic increasing day by day. Yours sincerely thank all readers for visiting. Even more excited when my public email, I received many letters from American friends, a country far away. YAHOO CHAT through a lot also. Sorry you for the language barrier.

Through blogs, I see my love expanded around the worlwide. Youth overflowing, infinite joy and also see their responsibility before the community. Come with me, not gun sword, no hatred, only rose. You wrote to me, or responded immediately in each article. Appreciate any comments from you.

danmanhhung@yahoo.com

(Bản dịch tiếng Anh của Bạch Long Giang – K16toanco.info)

ÔNG BIẾT TÔI LÀ AI KHÔNG?

(Bài sưu tầm từ Intrenet – Baláp basàm)
Cho mãi đến mấy hôm trước, tôi mới tìm ra được câu trả lời cho một câu hỏi tôi bị hỏi từ hơn ba mươi lăm năm trước.
Một bữa đang ngồi trong quán Cái Chùa (La Pagode), đường Tự Do, Sài Gòn, thì tôi bị một người đàn ông gây sự và cuối cùng ông ta quăng ra cho tôi câu hỏi : “Ông biết tôi là ai không ?”
Quả thật lúc ấy, tôi không biết ông ta là ai thật. Ông không phải là một tài tử, một nhà văn, hay một chính trị gia nổi tiếng để tôi phải biết. Tôi đành ngồi đó, chịu thua ông, không có câu trả lời.
Ít lâu sau, tôi được cho biết ông đi theo, làm đàn em cho một ông tướng, và nhờ đó, ông thỉnh thoảng đem chút “hào quang” vay mượn được để hù dọa những người yếu bóng vía như tôi.
Sang đến Mỹ, thỉnh thoảng tôi cũng bị hỏi câu hỏi đó, mà đau cho những người đó, cả Mỹ lẫn Việt, tôi không bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi đó của họ cả. Họ thì nghĩ tôi phải biết họ, mà thật tình, tôi thì không hề biết họ bao giờ. Và cứ mỗi lần bị những nhân vật như thế cật vấn, thì tôi chỉ biết ngẩn mặt ra, giả bộ lục lọi cái trí nhớ thảm hại của tôi để tìm câu trả lời cho người nổi tiếng nhưng vô danh và không ai thèm biết đó.
Mấy tháng trước, trong chuyến về lại Los Angeles, California , tôi phải ghé lại Newark, New Jersey để đổi máy bay. Phi cơ của tôi bị trễ hơn một tiếng. Hành khách có một số rất bực bội vì công việc bị xáo trộn do sự chậm trễ của máy bay gây ra.
Tại quầy bên cạnh cổng 112, một tiếp viên dưới đất của công ty đang cố giải quyết những yêu cầu, khiếu nại của khách hàng thì bỗng nhiên một hành khách có vẻ tức tối lắm, lấn lên phía trên, len qua mặt mấy người khác và ném tấm vé lên quầy.
Ông ta nói lớn rằng ông ta muốn được cho bay chuyến sớm nhất và phải xếp cho ông ta ngồi hạng nhất. Người tiếp viên trả lời rằng cô xin lỗi về những phiền nhiễu mà chuyến bay gây ra cho ông, nhưng cô cũng phải giải quyết những hành khách tới trước và hứa là sẽ giúp ông khi đến lượt ông.
Nhưng ông khách không bằng lòng, ông hỏi như hét vào mặt cô, rõ ràng là để cho các hành khách khác cũng nghe được. Ông hỏi đúng câu mà tôi cũng bị hỏi mấy lần : “Do you know who I am ?”
Thì ra người Mỹ, trẻ và xinh như cô tiếp viên cũng bị hạch hỏi bằng câu đó chứ chẳng riêng gì tôi. Tôi liền cố lắng tai nghe xem cô tiếp viên ở quầy trả lời như thế nào để biết mà ứng phó sau này.
Người phụ nữ này, vẫn tươi cười, cầm chiếc micro của hệ thống khuếch âm lên và nói lớn bằng giọng rành rẽ rằng: ở quầy 112, có một vị hành khách không biết mình là ai, quí hành khách ai có thể giúp ông ta biết được căn cước của ông, xin tới quầy 112.
Ông khách tự nhiên, vì chính câu hỏi của ông, biến thành một bệnh nhân tâm thần, một người mắc Alzheimer, một người lãng trí, tâm lý, thần kinh thác loạn, lẫn lộn bản thể, không còn nhớ mình là ai, tên gì, ở đâu nữa. Và lúc ấy thì đám hành khách đang sốt ruột đứng trước quầy đều phá ra cười.
Ông khách điên tiết, chỉ mặt người tiếp viên ở quầy và bật ra một câu chửi thề tục tĩu : “F,,k you” .
Người phụ nữ ở quầy, không một chút giận dữ, bằng giọng bình thản, trả lời ông nguyên văn như thế này : “I’m sorry, sir, but you’ll have to stand in line for that, too”. Thưa ông, chuyện đó, chuyện ông đòi giao hợp với tôi, ông cũng phải xếp hàng chờ đến lượt mới được.
Chao ôi, hay biết là chừng nào ! Thế mà tôi không nghĩ ra từ bao nhiêu năm nay để mà ấm ức không nguôi.
Bây giờ, nếu người đàn ông ở La Pagode hay dăm ba người khác đặt lại câu hỏi đó với tôi, thì tôi đã có ngay được câu trả lời học được của người tiếp viên phi hành ở phi trường Newark, New Jersey hai hôm trước.

CHUYỆN Ở BÊN TA
Có một ông (quan) nọ, giở tài liệu trong phòng thi Cao học. Giám thị nhắc nhở.
– Anh có biết tôi là ai không?
Lập tức biên bản vi phạm quy chế thi được lập.
Ôi- Thôi rồi! Lượm ơi! Về nhé!

Chùm Truyện Ngụ Ngôn Nho Nhỏ — (Phạm Phù Sa )

(Trích từ Blog BANMAIHONG’S)
CHIẾC GHẾ VÀ CÁI PHONG BÌ
Tại một công ty. Giám đốc đi vắng, cửa phòng im ỉm , không gian lặng ngắt như tờ, tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo tường làm cho bầu không khí như nặng nề hơn. Anh phong bì liền bò ra khỏi ngăn kéo vươn vai hể hả phá tan tĩnh lặng:
– Hề hề, ngủ một giấc dài quá đã, đời mình sao sướng thế này không biết .
Ghế lên tiếng rên rỉ thân phận:
– Anh đúng là tốt số, chả bù tôi suốt ngày cứ bị chủ đưa cái bàn tọa đè lên mặt, thường xuyên bị hít hà ba cái mùi “ô nhiễm môi trường” không chịu nổi, còn những lúc không vui ông ta lại “dằn mặt” làm tôi muốn gãy xương luôn. Cái thân hình bảy, tám chục ký ấy, anh hình dung thử xem…Ôi chà.!
– Thì thế mới là cái duyên, cái số chứ anh bạn! hà hà…có phải muốn mà được đâu. Này nhé, nói cho anh thèm nhé, tôi được các ông chủ cưng như cưng trứng, ai ai cũng trọng vọng, thường được dự những cuộc tiệc tùng long trọng, tao nhân mặc khách, đại gia… hai tay lễ mễ nâng tôi đặt ngồi trên đĩa đàng hoàng cơ đấy, anh làm sao mà bì được tôi ? Còn anh, sinh ra là để cho người ta ngồi lên, giày xéo. Ráng chịu thôi, có chi mà than thở hả anh bạn ?- Phong bì hùng hồn khoe. Chạm tự ái, ghế ta mới phản biện:
– Ừ thì anh cao số, nhưng anh đừng quên rằng tuổi thọ tôi cao hơn anh đấy, dẫu có cực chút, nhưng tôi đã tọa vị ở đây mấy năm rồi. Chỗ của tôi là bất khả xâm phạm, cả công ty này đố cha nào dám đặt đít vô. Anh tu mười kiếp có được như tôi không? Tên tôi gắn liền với chức danh giám đốc. Này, người ta coi trọng cái “ghế” lắm đấy nhé, còn anh, anh là cái thá gì ?
Phong bì cười ha hả, vỗ cái bụng phinh phính căng tròn:
– Anh nói mắc cười quá, không nhờ tôi thì làm gì anh vào được đây ? tự hào quá đáng rồi đó anh bạn ơi .
– Bốc phét ! Này nhé, để bố cho hay nhé, ông chủ lệnh cho nhân viên rước bố về đây đấy. Cả lũ chạy sốt vó ra tận thành phố lớn, lục tung mấy chục cửa hàng bự mới chọn được đấy. Không phải hàng xịn không đời nào lọt vô được đâu con ạ. – Ghế gân cổ cãi .
– Ôi, anh đúng là óc đậu hũ. Anh mà biết gì, tôi đây mới có quyền quyết định, nghe rõ chưa? .Chỗ ngồi của giám đốc do tôi quyết từ trên dĩa kia anh bạn khốn khổ ạ !- Phong bì hăng máu chứng minh.
Chị lịch bàn đang thiu thiu ngủ, bực mình:
– Này, ồn ào quá đi. Hai anh có ai hơn ai đâu mà cãi .Chỉ tôi và chú đồng hồ tường kia là biết tường tận nhất. Đây, ông chủ viết lên đầy mặt tôi đây, để tôi đọc cho mà nghe này – Hắng giọng đọc:
– “10 giờ sáng nay cho thay ghế mới. 10 giờ 15 cùng H…đi shopping”
Phong bì nghe thấy vậy nhìn lên đồng hồ khoái chí cười to.
– Ha ha…Vậy là anh chỉ còn dăm phút nữa là phải vào nhà kho cho mối mọt nó xực rồi, Còn lớn tiếng nữa thôi ? Còn tôi, lại được vi vu đây đó. Ha ha…!
Ghế ôm mặt khóc nức nở. Đúng lúc đó cửa mở , giám đốc băm bổ lại bàn, không ngồi, không nói một lời, mở ngăn kéo lấy phong bao, móc ruột cho vào túi, vò nát chiếc phong bì liệng vào sọt rác rồi vội vã đi ra, cửa đóng sầm.
Căn phòng lúc này tuyệt không một tiếng cười, chỉ còn những tiếng rên khẽ, tức tửi, đau đớn xen lẫn trong giọng ngâm khe khẽ của chị lịch bàn:
– Cười người chớ vội cười lâu /
cười người thoắt trước, thoắt sau người cười !

CHIẾC ÁO VÀ NHÀ TU

Xưa, ở phương Đông có một nước phồn thịnh rất tôn sùng đạo phật. Tại đây đạo phật là quốc đạo.
Tại một vùng rừng núi xa xôi có anh thanh niên lưng dài vai rộng nhưng tính lại siêng ăn biếng làm. Cha mẹ già yếu mất đi, không còn ai có thể nuôi nấng nương nhờ. Sau khi tiêu hết chỗ dành dụm của mẹ cha, anh ta nghĩ cách kiếm chỗ nương thân, đi lang thang khắp đó đây, đến bữa, anh tạt vào những ngôi chùa độ nhật.
Sau chuỗi ngày lang thang vô định như thế, anh nhận ra ở đâu các nhà sư cũng được trọng vọng, bèn nảy ra ý định giả dạng nhà sư. Một đêm đến xin ở trọ tại một ngôi chùa, sáng sớm hôm sau anh dậy thật sớm trước giờ nhà chùa công phu sáng và lẻn vào hậu liêu lấy trộm chiếc áo cà sa của phương trượng rồi ra đi thật xa.
Quả thật, sau khi xuống tóc cải trang nhà sư ôm bình bát đi khắp nơi, anh không phải canh đến giờ cúng thí thực để đến chùa thọ trai nữa . Lâu lâu thèm đồ mặn, anh kiếm thêm cải thiện bằng cách tìm đến các miếu thổ địa thành hoàng.
Một hôm , nghe dân làng kháo nhau ngày mai ở làng bên có một đám cúng lớn cầu siêu độ vong nhân tại đình làng, anh nhớ nằm lòng. Hôm sau, đúng giờ anh tìm đến.
Buổi lễ đang diễn ra trọng thị thì bất ngờ nhà sư chủ trì lễ cúng bỗng trúng gió phải đưa vào cấp cứu. Trước tình thế đó, quan huyện chẳng biết làm sao. Bởi lẽ để chủ trì buổi lễ này phải là những nhà sư có hàm phẩm đạo hạnh cao, cỡ đại đức, thượng tọa; mà những vị này mới được mặc phẩm phục cà sa. Cho người đi mời sư chùa khác đến thì phải đợi lâu, đường xa và còn phải có thời gian chuẩn bị, vả lại chắc gì đã có các sư ở chùa ? và nếu có thì chẳng biết các sư có bận việc gì không. Đang lúng túng than ngắn thở dài thì viên quan huyện chợt thấy phía dưới có bóng một nhà sư, lúc ấy anh làm biếng cũng vừa đến. Ông ta mừng như bắt được vàng, vội cho quân lính mời vào, khẩn khoản xin “đại sư” vì việc chung mà tiếp tục đăng đàn chủ lễ kẻo hỏng đại sự. Các vị bô lão, các quan lớn nhỏ đồng thanh tha thiết mời đaị sư chiếu cố , quả thật trời phật thương mới xui “thầy ” đến đúng lúc làm phúc cho dân làng .
Tái mặt vì sự cố chết người. Dở khóc dở cười trước tình thế éo le. Từ chối thì không thể, mà nhận lời thì chết như chơi, bởi lẽ anh còn không thuộc lấy một câu kinh làm sao đảm đương được chuyện to tát như vậy. Anh nghĩ bụng : Phải tìm cách chuồn thôi ! . Nhà sư bất đắc dĩ liền giả bộ hăng hái nhận lời, nhưng viện lý do vì đột ngột quá chưa có sự chuẩn bị, đi đường bụi bẩn dơ dáy nên xin chờ anh ra một nhà dân ngoài xóm để tắm rửa “tẩy trần” xong sẽ trở lại.
Nghe thấy thế, lớn nhỏ đều cho là hợp lý và bỏ bụng mừng. Mãi không thấy nhà sư trở lại, quan huyện cho người đi tìm thì hỡi ơi, chỉ thấy trong buồng tắm tại một ngôi nhà nọ bộ cà sa bỏ lại, còn vị đại sư đã cao chạy xa bay.
Về phần anh thanh niên làm biếng nọ, sau khi “thoát hiểm” với bộ trang phục phụ nữ cải trang, anh lẩm bẩm mãi một câu “ Chiếc áo không làm nên nhà tu”.

RÁC
Buổi tối. Bố, mẹ và con trai ngồi trước tivi xem chuyên mục khoa học và đời sống.
Bố: – Thấy chưa? đừng coi thường rác nghe không,“rác là tài nguyên quý giá” đó. Người ta dùng rác để làm ra bao nhiêu là điều có lợi cho cuộc sống.
Mẹ : – Rác mà còn ích lợi thế đấy, chẳng hơn mày là thứ bỏ đi. Tiếng là thư ký tòa soạn một tòa báo lớn mà chẳng viết được bài nào – Mẹ ném ánh mắt về phía con trai, chì chiết.
Con : ( Cười hể hả ) – Bố Mẹ à, “thứ bỏ đi” đôi khi còn hơn cả chính phẩm nữa đấy. Năm ngoái con đoạt giải nhất cuộc thi thơ toàn thành phố là cũng nhờ “tái chế ” từ rác đấy thôi !
Bố: – Ồ tệ thật, sẽ còn tệ hại hơn nếu cái thùng rác biết đi này mà có ai đó lại dùng để tái chế ra một cái gì đó !!! .
Phạm Phù Sa

VĂN HÓA HỌP

Mỗi dân tộc, muốn tồn tại, phải kết nối với nhau thành cộng đồng. Cộng đồng ấy có nét đẹp văn hoá riêng đặc trưng cho cuộc sống của mình. Trên 50 dân tộc anh em Việt Nam là bấy nhiêu nét đẹp văn hoá. Chúng ta đã từng nghe: Văn hoá trong giao tiếp, ứng xử, văn hóa trong giao thông…. Thời hiện đại, văn hóa trong Blog.
Thấy tôi comple, cavat, chải chuốt đầu tóc gọn gàng, con tôi, đứa thì bảo: Đi đâu mà bố diện thế? đứa thì vui vui: Bố lại đi cưa ai phải không? – Bố đi họp! – tôi nói – bây giờ đi họp cũng là nhiệm vụ đấy các con ạ. Chúng nó tranh nhau mở cửa.
Cuộc họp chỉ 2 gìơ, nhưng chuẩn bị thì quá công phu. Nào là xây dựng chương trình, phân công tổ chức, giấy mời, thời gian, địa điểm. nội dung cuộc họp, nội dung thảo luận…. đến cả nước uống, ghế ngồi cho các đại biểu. Chuẩn bị tốt bao nhiêu thì kết quả cuộc họp tốt bấy nhiêu. Đến sớm 10’, tôi đã nhận đủ tài liệu cho cuộc họp, phong bì –“chế độ”, và lựa chọn 1 ghế ngồi thích hợp. Ở gần cửa nếu là mùa thu, gần điều hoà, mùa hạ và ở giữa khi mùa đông đã về. (có khôn vặt qúa không?). Lắng nghe, vỗ tay luôn luôn, gật đầu thoaỉ mái khi đồng tình một vấn đề gì. Không nói chuyện riêng, không bỏ về giữa chừng, và “ tắt điện thoại di động trước khi vào họp”. Muốn tham luận thì phải chuẩn bị trước, kính thưa ít thôi. 2 phút đầu đại biểu lắng nghe, 3 phút sau, nói để mà nói. Nói dài, nói dai sinh ra nói dại! Nhớ nhé, các bạn ơi.
Văn hoá HỌP thời mở cửa!

Bóng đá SEA games 26 (nhạc chế)

SEA games 26 đã kết thúc với kết quả tuyệt vời cho đoàn thể thao Việt Nam: xếp thứ 3 toàn đoàn, sau chủ nhà Indonesia, Thailand. Chúng ta đã đón các VĐV trở về bằng những bó hoa tươi đẹp dành cho người chiến thắng, nhưng vẫn còn những nỗi buồn của cả người trong cuộc cũng như hàng triệu người hâm mộ Việt Nam: Bóng đá trắng tay!
Xin gửi đoạn nhạc chế từ Kienthanh.wordoress:
-Video Bóng đá SEA Games qua liên khúc chế của Cáp Anh Tài:

Video Nhạc chế độc về Bóng đá Việt Nam


(Khong xem duoc, vi qua dai – Xin xem tai: hungdm1.blogspot.com)

CHÁT – CHÍT Ư? HÃY CẢNH GIÁC

Việc lừa đảo trên mạng, thông qua Chát – Chít, là điều đã được cảnh báo. Khốn thay, có nhiều bạn trẻ cả tin, bạn CHAT đến nhà, kẻ cắp là một. 16 giờ ngày 14/11/2011, một bạn gái có 1 bạn CHAT tại số điện thoại 01276649763 có tên là Ngô Dương Hiển, 36 tuổi, ở ngã tư Nguyễn Sơn – Hà Nội. YM: ngoduonghien@yahoo.com đến chơi và cuỗm ngay 1 điện thoại di động, 1 đồng hồ đắt tiền để trên máy in. 17 giờ., sau khi bạn CHAT vội vã ra về, nạn nhân đã phát hiện ra ngay. Bạn CHAT chính là kẻ cắp. Hãy cảnh giác nhé, các bạn. Đừng bao gìơ mời bạn CHAT vào nhà khi chưa biết tung tích. Và hãy nhớ
chủ nhân của số điện thoại:
0127 6649 763
là một tên kẻ cắp. Tuyệt giống nòi.

(Buộc lòng nạn nhân phải báo Công an, sau thời hạn 3 ngày đã hết)
Tin chót: số 01276649763 đã bị huỷ. YM không tồn tại. Những ai biết kẻ có số này, có thể liên hệ vào bài viết, hy vọng giảm bớt được 1 tên kẻ cắp, trả lại sự trong sáng cho BẠN CHAT chân thành.

SỞ THÍCH VÀ NIỀM ĐAM MÊ.

TUỔI GIÀ THÍCH GÌ?
Tuổi già là tuổi 60? Cái tuổi để lại đằng sau cái ghế, tạm biệt những bon chen, nịnh bợ và cả những toan tính cục bộ, cá nhân (vụ lợi, có cả hiểm độc…..). Có người tiếc nuối dài dài, về hưu như hẵng hụt một cái gì đó. Có người tặc lưỡi: Ôi dào, cái gì đến nó phải đến. (Còn hơn mấy thằng trẻ ranh, đâm vào đua xe mà chết rục, chẳng có ngày về hưu!). Có người nọ, có người kia.
Tuổi già thanh thản. Cờ vua, trồng vườn, trông cháu. Hạ sách: đi cày. Thương lắm thay vẫn còn những tuổi già như thế.

Đã vào bàn cờ: già trẻ bằng nhau tuốt.


Cũng đi cầy nhưng là văn nghệ:

CHỊ EM NẤU ĂN QUANH NĂM.
Tề gia, nội trợ là công việc của phụ nữ. Thời mở cửa, tiệc tùng quanh năm. Hết đám cưới này, đến lễ mừng thọ phố kia. Thế là có thêm việc nấu cỗ. Mỗi người có một sở thích và niềm đam mê của riêng mình. Nhưng từ sở thích đến niềm đam mê là khoảng cách.
(chờ)
Nấu ăn thế này thì mau mau ra nhập hội.
Tuổi trẻ ham chơi. Giờ học thì chểng mảng. Nói chuyện riêng như khiếu. Nhiều đứa còn vẽ đủ thứ lên bàn. Học ngoại ngữ thì ú ớ, cô giáo quay lên bảng là lẩn mất tăm, đi xem phim chưởng, đá bóng ở công viên. Bây giờ lại chơi Games ở quán NET. Học buổi đực, buổi cái, thi chống đối với bảng điểm… để đến hôm nay, ngồi mà hối tiếc. Giá như tuổi trẻ ham học, bớt lêu lổng chơi bời, biết chọn cho mình một nghề, giá như học ngoại ngữ tốt hơn (để tha hồ mà CHAT – CHIT với cả Âu lẫn Mỹ); giá như chịu học thêm và làm thêm Tiến Sỹ, GS-TS (Gà Sống Thiến Sót? Hay chưa!). Ở đời nhiều cái giá như làm người ta lẩm cẩm. Bằng lòng và chấp nhận hiện tại là đắc sách!

MÙA ĐÔNG

Những đợt gió lạnh đã bắt đầu lách qua khe cửa. Người lớn thêm áo khóac, trẻ em vấn cái khăn che cổ. Lá vàng xào xạc bay trên hè phố. Những chiếc lá đung đưa trên cành cây khẳng khiu. Mùa đông triũ nặng, ảm đạm và tê cứng cả nỗi lòng. Ngẩn ngơ, lang thang trên đường phố, lại vào đây xem thiên hạ có gì. Thời gian thẳng tiến một chiều, chẳng ngoái đầu nhìn lại bao giờ. Mời các bạn ghé thăm “Sổ tay thích học toán” của Giáo sư Ngô Bảo Châu và đọc bài “Bài hát con sên đi đưa ma”:

Bài hát con sên đi đưa ma


Dịch thơ của Jacques Prévert
*****
Một tối thu,
hai con sên
đi đưa ma
một chiếc lá

Cái vỏ ốc
nhuộm cho đen
còn ăng ten
cuộn khăn trắng

Nhưng tiếc rằng
khi đến nơi
thì mùa xuân
tới trước rồi

Những chiếc lá
mới quyên sinh
nay hồi sinh
xanh mượt mà

Hai con sên
vì chậm chân
mà đến muộn
thấy tủi thân

Ông mặt trời
nở nụ cười
nói khe khẽ

này sên ơi
Ngồi xuống đây
làm cốc bia
cho khỏi khát

Rồi tối nay
nếu cậu thích
lấy xe buýt
đi Pa ri

Dọc trên đường
phong cảnh đẹp
rồi thì dẹp
trò đưa tang

Đi đưa ma
mắt trẵng dã
ôm quan tài
thật buồn bã

Hãy tươi nỏ
mầu cuộc sống
cùng cây cỏ
và chim muông

Cùng nhau ca
ca thật vang
vang bài ca
của mùa hạ

Rồi cùng uống
cùng cụng ly
trong mê ly
của cuộc sống

Hai con sên
quay về nhà
thấy cảm động
thấy hạnh phúc

Hơi phê phê
hơi say say
nhưng thật may
ở trên cao
có trăng sao
dẫn đường
*****
Chanson des Escargots qui vont à l’enterrement
A l’enterrement d’une feuille morte
Deux escargots s’en vont
Ils ont la coquille noire
Du crêpe autour des cornes
Ils s’en vont dans le soir
Un très beau soir d’automne
Hélas quand ils arrivent
C’est déjà le printemps
Les feuilles qui étaient mortes
Sont toutes réssucitées
Et les deux escargots
Sont très désappointés
Mais voila le soleil
Le soleil qui leur dit
Prenez prenez la peine
La peine de vous asseoir
Prenez un verre de bière
Si le coeur vous en dit
Prenez si ça vous plaît
L’autocar pour Paris
Il partira ce soir
Vous verrez du pays
Mais ne prenez pas le deuil
C’est moi qui vous le dit
Ça noircit le blanc de l’oeil
Et puis ça enlaidit
Les histoires de cercueils
C’est triste et pas joli
Reprenez vous couleurs
Les couleurs de la vie
Alors toutes les bêtes
Les arbres et les plantes
Se mettent a chanter
A chanter a tue-tête
La vrai chanson vivante
La chanson de l’été
Et tout le monde de boire
Tout le monde de trinquer
C’est un très joli soir
Un joli soir d’été
Et les deux escargots
S’en retournent chez eux
Ils s’en vont très émus
Ils s’en vont très heureux
Comme ils ont beaucoup bu
Ils titubent un petit peu
Mais la haut dans le ciel
La lune veille sur eux.
Jacques Prévert