GIẢM STRESS

Ngày nay, cuộc sống hối hả của thời đại 4.0 đã dồn nén áp lực lên tất cả mọi người. Ngưởi lớn thì bươn chải mọi việc để kiếm sống, lại lo bươn chải cả cho con cháu sức khoẻ, chiều cao, học hành. Xã hội đã cuốn chúng ta vào vòng xoáy cuộc đời, và thế là Stress sẽ đến.

Stress là một từ tiếng Anh và hiện đã được sử dụng phổ biến trong đời sống thường ngày. Stress chỉ cảm giác căng thẳng hay áp lực đè nén lên tâm lý trước các tác động bên ngoài cuộc sống thực tại. Không chỉ tâm lý, chúng còn gây nên tác hại khôn lường đến sức khỏe thể chất của bạn. Thông thường, đây là phản ứng của cơ thể khi bạn phải đối diện với các tình huống căng thẳng hoặc buồn bã khiến bạn phải suy nghĩ và lo âu.
Về bản chất, khi bạn bị stress tất cả các nguồn năng lượng đều sẽ tập trung vào nhịp thở, tim đập nhanh hơn, tăng cường tuần hoàn máu, tăng khả năng hoạt động cơ… Những điều này sẽ kích thích cơ thể bạn tỉnh táo và tập trung hơn để sẵn sàng giải quyết những tình huống khó khăn mà mình gặp phải. Vì thế, stress là điều kiện cần thiết để bạn trưởng thành hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách xử lý và giải toả đúng cách, stress kéo dài sẽ đem đến những hệ lụy tiêu cực.
Nguyên nhân dẫn đến stress
Ngoài ra, các tình huống khách quan khác cũng có thể là nguyên nhân gây căng thẳng, lo lắng cho bạn như ô nhiễm tiếng ồn quá mức ở khu vực mà bạn đang sinh sống. Hoặc bạn đang trải qua cảm giác không chắc chắn, thiếu niềm tin hoặc đang chờ đợi một kết quả quan trọng.
• Áp lực từ công việc.
• Các vấn đề khó khăn trong kinh tế.
• Rắc rối từ các mối quan hệ xung quanh.
• Mất việc, thất nghiệp, không xin được việc làm.
• Thiếu thời gian dành cho bản thân và gia đình.
• Thất tình.
• Vấn đề sức khỏe
• Chuyển nhà.
• Hôn nhân.
• Chăm con, dạy con và sức khỏe của con.
• Bế tắc trong các vấn đề của cuộc sống.
• Trải qua cảm giác mất mát.
• Thất vọng vì vẻ ngoài của bản thân.
Biểu hiện của stress
Stress tuy là một triệu chứng về tinh thần nhưng nó cũng có tác động lên toàn bộ cơ thể bạn bao gồm cả về thể chất, hành vi, nhận thức, cảm xúc… Thể chất: cơ thể suy nhược, chóng mặt, đau đầu, đau mỏi vùng vai gáy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh, khó thở, tay chân hay bị lạnh, run rẩy, mất khả năng hoặc hứng thú tình dục, tăng hoặc giảm cân đột ngột, rụng tóc, mất ngủ…
• Tâm lý: luôn có cảm giác cô đơn, hay thay đổi cảm xúc, dễ khóc, đôi lúc có suy nghĩ tiêu cực, không còn cảm giác hứng thú với những điều mình từng yêu thích, dễ nổi giận, cáu gắt, stress lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm…
• Hành vi: thay đổi khẩu vị, ăn quá nhiều hoặc quá ít, tự cô lập bản thân, tránh tiếp xúc với người khác, có nhiều hành vi mang tính ám ảnh cưỡng chế, tìm đến các chất kích thích để giải tỏa tâm lý…
• Nhận thức: mất khả năng tập trung, thường xuyên suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề, chỉ nhìn thấy những mặt tiêu cực từ mọi thứ xung quanh, giảm khả năng phán đoán, khó tiếp nhận cái mới…
Hậu quả
Stress trong thời gian kéo dài có thể gây nên những bệnh lý nguy hiểm sau:
• Các bệnh đường tiêu hóa. Stress gây cản trở quá trình lưu thông máu và gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Nhiều trường hợp quá căng thẳng có thể dẫn đến viêm loét dạ dày.
• Các bệnh về tim mạch: Khi bị stress, tim sẽ tăng giải phóng cortisol làm tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường và những vấn đề về tim mạch như nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim…
• Các bệnh phụ khoa ở nữ giới, làm giảm ham muốn, rối loạn nội tiết tố dẫn đến những bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt…
• Stress góp phần làm tăng lượng đường trong máu và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
• Các chứng bệnh về cơ khớp như đau lưng, chuột rút, có cảm giác kiến bò ở ngón tay…
• Các chứng bệnh về da và tóc, thúc đẩy quá trình lão hoá. Stress sẽ kích thích hoạt động của các tuyến nhờn làm da thô ráp hơn, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn, nhăn nheo. Thậm chí, chúng còn là nguyên nhân gây ra mụn, bệnh vẩy nến…
• Tất cả những hậu quả của stress cuối cùng sẽ khiến toàn bộ cơ thể bị mệt mỏi, suy sụp. Từ đó, cơ thể rất dễ mắc phải các bệnh dị ứng, bệnh truyền nhiễm.
Cách giảm stress, giảm căng thẳng không khó như bạn nghĩ!
Bạn sẽ cần:
• nghe nhạc;
• liệu pháp mùi hương;
• tinh dầu.
Cách giảm stress, giảm căng thẳng đơn giản

  1. Bổ sung lợi khuẩn
    Các kết quả nghiên cứu lâm sàng đã khẳng định, việc bổ sung đầy đủ lợi khuẩn cho cơ thể có thể cải thiện và ngăn các chứng rối loạn tâm thần ở mức độ nhẹ và vừa.
  2. Cách giảm stress bằng liệu pháp mùi hương
    Liệu pháp mùi hương (aromatherapy) là phương pháp sử dụng tinh dầu thiên nhiên để điều trị và ngăn ngừa bệnh tật. Về cơ bản, tinh dầu thiên nhiên phát huy tác dụng theo hai nguyên tắc sau:
  • Tác động trực tiếp vào não bộ thông qua khứu giác, từ đó điều hòa nhịp tim, huyết áp và các hoạt động khác của cơ thể.
  • Tác động dược lý lên cơ thể, kích thích sản xuất những chất giảm đau và các hormone giảm stress tự nhiên.
    Một số loại tinh dầu thiên nhiên mà bạn có thể sử dụng như một cách giảm stress hiệu quả bao gồm: tinh dầu chanh sả, tinh dầu hoàng lan, tinh dầu hoa cúc, tinh dầu oải hương, tinh dầu trầm hương… Chúng sẽ xoa dịu tinh thần và cho bạn những giấc ngủ chất lượng. Ngoài ra, nếu bạn cần thư giãn cơ bắp, hãy thử massage cơ thể bằng vài giọt tinh dầu gừng, tinh dầu tiêu đen hoặc tinh dầu hương thảo.
  1. Uống trà thảo mộc
    Trà thảo mộc chứa thành phần giàu L-theanine. Đây là loại axit amin có khả năng hạn chế căng thẳng, xoa dịu tinh thần và củng cố hệ miễn dịch.
  • Trà bạc hà giúp giãn cơ tự nhiên, phòng tránh căng thẳng và nâng cao hệ miễn dịch.
  • Trà xanh giúp chống căng thẳng, ức chế quá trình lão hóa và hỗ trợ điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu.
  • Trà hoa cúc giúp kháng viêm, chữa mất ngủ, xoa dịu tinh thần và cải thiện các vấn đề về dạ dày.
  • Trà lạc tiên giúp xua tan muộn phiền, làm dịu tâm trí và kiểm soát các triệu chứng trầm cảm trong giai đoạn mãn kinh.
  • Trà tía tô cải thiện tâm trạng, làm dịu căng thẳng, hạn chế cảm giác lo âu, kích động, hồi hộp, tăng cường trí nhớ và điều trị trầm cảm.
  • Trà hoa hồng giúp ngủ ngon, thư giãn tinh thần và cải thiện tình trạng lo âu, căng thẳng.
  1. Tiếp xúc với nhiều ánh sáng
    Vitamin D trong ánh nắng sẽ tăng cường sức dẻo dai của cơ thể. Điều này cũng lý giải lý do bạn nên ra ngoài đi bộ khoảng 20 phút/ ngày và 3 lần/ tuần.
  2. Áp dụng thuật tự thôi miên
    Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng về một tình huống nghẹt thở trong một bộ phim yêu thích và tiến hành ghi nhớ hình ảnh này. Tiếp theo, hãy cố gắng suy nghĩ giải pháp khả thi nhất cho tình huống đó. Bạn sẽ nhanh chóng bị cuốn theo luồng suy nghĩ.
    Với cách giảm stress này, bạn nên áp dụng khoảng 5 phút/ lần và 3 – 4 lần/ ngày để giải toả căng thẳng và lo âu hiệu quả.
  3. Ăn uống hợp lý
    Trứng
    Hạt bí
    Sô cô la đen.
  4. Thiền.
  5. Thư giãn cơ.
    Cách giảm stress, căng thẳng bằng các hoạt động
  6. Hít thở sâu;
  7. Nghe nhạc;
  8. Massage bàn tay;
  9. Cách giảm stress nhờ ngủ đủ giấc
    Một giấc ngủ chất lượng là liều thuốc giúp giảm căng thẳng, lo âu và phục hồi cơ thể rất tốt. Hãy đầu tư và quan tâm hơn cho giấc ngủ của mình bằng cách ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ. Điều này giúp duy trì sự lý tưởng của đồng hồ sinh học, ngăn ngừa tình trạng cáu gắt, khó chịu dẫn tới stress. Vì vậy, muốn hạn chế căng thẳng và thư giãn tinh thần, bạn cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày và chủ động điều chỉnh tư thế ngủ cho thoải mái nhất.
    Ngủ đủ giấc là điều kiện cần để có cơ thể khỏe mạnh, giảm bớt lo âu!
  10. Tránh xa mạng xã hội
    Tránh xa các thiết bị điện tử, bao gồm cả điện thoại, laptop, máy tính bảng, tivi…Dành thời gian cho chăm sóc bản thân.
  11. Cách giảm stress bằng thể dục thể thao
  • Ngồi thẳng, cong chân lên và mở rộng đầu gối về hai bên, lòng bàn chân hướng vào nhau.
  • Ngả lưng nhẹ nhàng xuống sàn, hai tay đặt trên bụng.
  • Hít thở bằng bụng thật chậm và sâu trong khoảng 30 nhịp đếm.
    Tư thế đơn giản này giúp bạn xoa dịu tình trạng căng cứng, đau mỏi cổ, vai, gáy, lưng sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện động tác sau đây như một cách giảm stress và thư giãn đầu óc.
  • Ngồi xếp bằng trên sàn thật thoải mái, hai bàn tay để trên đầu gối, lòng bàn tay ngửa.
  • Nhắm mắt lại và hít vào từ từ trong 6 nhịp đếm.
  • Giãn rộng vùng bụng khi hít vào, giữ trong 2 nhịp.
  • Nhẹ nhàng thở ra khoảng 6 nhịp đếm.
  • Hóp bụng lại khi thở ra, ngưng 2 nhịp, sau đó tiếp tục hít vào.
  • Lặp lại liên tục trong vòng 10 phút.
  1. Ngắm nhìn cái đẹp;
  2. Giữ tinh thần lạc quan;
  3. Cách giảm stress bằng cách tận hưởng cuộc sống;
  4. Chơi với thú nuôi.
    Cách giảm stress hiệu quả lâu dài
  5. Một chế độ ăn uống cân bằng
    Thực phẩm như trứng, bơ và quả óc chó hỗ trợ điều chỉnh tâm trạng và cân bằng năng lượng.
  6. Dành thời gian cho các hoạt động giải trí
    Các hoạt động giải trí có thể là một cách giảm stress tuyệt với. Bạn tìm thấy niềm vui khi chăm sóc khu vườn hay bạn thích làm đồ thủ công, sở thích và sự thư giãn là chìa khóa để có sống cuộc sống tốt nhất của bạn
  7. Phát triển một thói quen tự trò chuyện tích cực
    Học cách nói chuyện với bản thân theo cách thực tế, từ bi hơn. Khi bạn gọi tên mình hoặc nghi ngờ khả năng thành công của mình, hãy trả lời bằng một cuộc đối thoại nội tâm tử tế hơn.
    Hy vọng những chia sẻ trên về cách giảm stress từ Cleanipedia giúp bạn lấy lại cân bằng cho bản thân và vượt qua căng thẳng hiệu quả. Chúc bạn có một cuộc sống tinh thần luôn vui tươi và đủ đầy!
    https://www.cleanipedia.com/vn/trong-nha/cach-giam-stress.html

GIẢM STRESS – YouTube – Xem Clip không quên Đăng ký SUB cho 1 SUB (1 lần duy nhất) để lấy may. Cảm ơn độc giả.
https://www.youtube.com/watch?v=GpbVFBKYddA&list=UUJ1jF6vV7C_iIdpVaK9nQ8Q&index=1

Tác dụng chữa bệnh của lá trầu không
https://hungdm1.blogspot.com/2022/06/tac-dung-chua-benh-cua-la-trau-khong.html

Áp lực cuộc sống tàn phá trí nhớ nhiều người trẻ

HÀ NỘI – Căng thẳng, lo âu, ăn uống thiếu chất, kém vận động, là các nguyên nhân khiến nhiều người trẻ nguy cơ suy giảm trí nhớ, vốn là bệnh của người già.

Linh 21 tuổi, sinh viên năm ba Đại học Ngoại ngữ, gần đây bị suy giảm sức khỏe, kém tập trung, học không nhớ bài, thậm chí quên cả lịch đi dạy gia sư.

Linh là người tự lập, hoàn cảnh khó khăn nên khi đỗ đại học cô đặt mục tiêu vừa học vừa làm, tự nuôi sống bản thân, không phiền bố mẹ. Mỗi ngày, Linh học từ 7h đến 12h rồi đi làm thêm tại cửa hàng tiện lợi. Cô dạy tại trung tâm ngoại ngữ tối thứ hai và thứ tư, làm gia sư tại nhà vào thứ ba và thứ năm, để thêm thu nhập trang trải tiền sinh hoạt.

Thời gian làm việc dày đặc khiến Linh thiếu ngủ trầm trọng, mỗi ngày chỉ chợp mắt được 5 tiếng nên hôm sau mệt mỏi, khó chịu. Ngoài ra, do bận rộn, nữ sinh viên không có thời gian tập thể dục, ăn uống tạm bợ, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm chế biến nhanh như mỳ tôm, xúc xích, bánh ngọt.

Lo lắng tình trạng mất tập trung khiến học tập và công việc kiếm tiền bị ảnh hưởng, cô đi khám, bác sĩ chẩn đoán mắc chứng suy giảm trí nhớ kèm rối loạn lo âu. Ngoài đơn thuốc, bác sĩ tư vấn Linh thay đổi lối sống, ăn uống đầy đủ, tập luyện thường xuyên, hạn chế sử dụng mạng xã hội, thường xuyên thiền hoặc đi dạo công viên để phục hồi sức khỏe não bộ.

Tương tự, Lan 38 tuổi, ở Ba Đình, bỗng dưng bị mất tập trung, hay quên, thường xuyên cáu bẳn, khó chịu sau sinh con thứ hai. Cô làm việc trong lĩnh vực xuất bản, thường xuyên biên tập, dịch sách, có khả năng đọc 4 cuốn sách một tuần và ghi nhớ nội dung chi tiết. Tuy nhiên, trở lại công việc sau 6 tháng nghỉ thai sản, Lan bỗng mắc chứng nhớ nhớ quên quên, liên tục không nhớ được nơi để chìa khóa xe, vé xe, đồ đạc; nhiều lần cô mất cả tiếng đồng hồ để tìm nơi để xe máy dưới tầng hầm.

Ở nhà, cô quên không tắt bếp, khiến thực phẩm bị đốt cháy, khói bốc mù mịt, ban quản lý chung cư nhiều lần lập biên bản vì nguy cơ gây cháy nổ. Tệ hơn, có lần Lan lơ đãng nghĩ đến công việc, bật nước nóng bỏng rồi đặt con vào tắm, khiến em bé 8 tháng bị bỏng. Sau lần đó, cô được chồng đưa vào Bệnh viện Đại học Y thăm khám, được chẩn đoán rối loạn lo âu, suy giảm trí nhớ sau sinh, phải uống thuốc chống trầm cảm.

Tình trạng suy giảm trí nhớ, stress kéo dài như Linh hay Lan không hiếm. PGS.TS Nguyễn Trọng Lưu, Phó chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, cho biết theo guồng quay cuộc sống, suy giảm trí nhớ không còn là hội chứng của riêng người già mà nhiều người trẻ và trung niên đang nguy cơ cao mắc phải.

Theo thời gian, nếu không kiểm soát tốt, chứng suy giảm trí nhớ có thể tiến triển thành sa sút trí tuệ và Alzheimer – bệnh lý về thần kinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, đời sống. Theo đó, sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ, định hướng, năng lực học tập, ngôn ngữ, khả năng hiểu, tính toán và phán đoán, điều hành… Hội chứng còn khiến người bệnh không thể thực hiện hành vi hoặc tự sinh hoạt, suy nhược cơ thể, nhiễm trùng và thậm chí tử vong.

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy khoảng 7% người trên 60 tuổi bị sa sút trí tuệ, năm 2030 dự báo con số này khoảng 82 triệu người. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Neurology vào tháng 9/2022 cho thấy cứ 100.000 người từ 30 đến 64 tuổi thì có 119 người mắc chứng sa sút trí tuệ sớm. Tại Việt Nam, ước tính có hơn 500.000 người bị hội chứng này.

Sa sút trí tuệ khiến người trẻ suy giảm trí nhớ, không hoàn thành tốt công việc. Ảnh:Freepik

Nguyên nhân của chứng suy giảm trí nhớ xuất phát từ áp lực cuộc sống, việc lười vận động, không giao tiếp và cuộc sống gắn bó quá nhiều với công nghệ. “Chúng ta thường xuyên giao tiếp nhưng đó là sự tương tác tĩnh với môi trường không có thực, có thể tiếp nhận mà không diễn đạt bằng lời”, PGS Lưu giải thích và dẫn chứng nhiều người trẻ vừa ăn uống, vừa cúi xuống lướt điện thoại, xem phim, nghe nhạc, chạy xe trên đường cũng tranh thủ cắm tai nghe học. Việc đa nhiệm này dẫn đến khả năng kém tập trung, kém ghi nhớ ở người trẻ.

Bên cạnh đó, những yếu tố nguy cơ gây suy giảm trí nhớ còn có thể do đột quỵ ngày càng trẻ hóa, tình trạng béo phì và tăng huyết áp; gia tăng mắc đái tháo đường, tăng mỡ máu; thói quen uống rượu hoặc và dùng chất kích thích, tiền sử gia đình có người mắc hội chứng sa sút trí tuệ, trầm cảm; thiếu hụt dinh dưỡng trong chế độ ăn uống đặc biệt là sắt và vitamin B…

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Tâm, Trung tâm đào tạo và ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt, người trẻ bị stress, căng thẳng mạn tính khiến tình trạng suy giảm trí nhớ nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, giới trẻ hiện nay thức khuya, thiếu ngủ trầm trọng, khiến não bộ không đủ phục hồi nên bị suy giảm trí nhớ, lâu dài dẫn đến sa sút trí tuệ.

Mặc khác, họ thường chủ quan nghĩ mình còn trẻ nên chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không điều độ khiến bệnh trầm trọng hơn, kéo theo nhiều hệ lụy khác như máu khó lưu thông, gan không đào thải được độc tố. Khả năng chịu áp lực và kỹ năng sinh tồn của người trẻ chưa tốt, dễ sa đà và mất phương hướng trước áp lực.

Chuyên gia khuyến cáo người trẻ nên sống thực tế, tránh tham vọng quá mức, xác định mục tiêu vừa sức, biết cái gì là quan trọng đối với mình, với lứa tuổi của mình. Thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma túy. Khi sử dụng các thuốc bổ não, dưỡng não cần có sự chỉ định và tư vấn của các chuyên gia y tế. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và cần được thăm khám sớm khi có bất thường về thể chất và tinh thần.

“Không nên chủ quan khi có biểu hiện sớm của việc suy giảm trí nhớ. Nên đi thăm khám, tầm soát để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng rối loạn giấc ngủ, căng thẳng kéo dài quá lâu dẫn đến hậu quả khó lường”, bà Tâm cho biết.

Minh Anh https://vnexpress.net/

Hãy nhớ rằng, bạn đã vượt qua tất cả!

Sẽ luôn có những lúc bạn cảm thấy cuộc đời là một chuỗi những lo toan và mỏi mệt. Khi toàn bộ thành quả mà bạn nỗ lực giành lấy lại bị phủ nhận như thể chẳng là gì, những giây phút tưởng chừng cô độc đến kiệt sức nhưng lại không biết mở lời cùng ai, và bạn chỉ có thể một mình gồng gánh hết tất cả.

Sẽ luôn có những lúc bạn muốn được quay lại ngày còn thơ bé. Khi mỗi sáng thức giấc chẳng có lấy một mối bận tâm gì, khi bạn được chìm ngay vào giấc ngủ mà không phải trằn trọc hằng đêm rồi thiếp đi trong nước mắt.

Nhưng điều đáng buồn là, ai cũng phải lớn lên. Ai cũng phải học cách đối diện với những điều làm tổn thương mình dù rằng không hề muốn. Bạn cố gắng chèo lái mọi thứ đi đúng hướng, thế mà vẫn chẳng đâu vào đâu…

Thế giới luôn có ti tỉ lí do khiến cuộc sống của bạn mất phương hướng.

Nhưng hãy nhớ lại quãng thời gian trước kia, khi mà bạn còn trải qua những điều có vẻ tồi tệ hơn rất nhiều. Hãy nhớ rằng, bạn đã vượt qua tất cả – kiên cường và mạnh mẽ.

sưu tầm. #nhather

NưỚC MẮT ĐÀN ÔNG

Trong gia đình, ít nói nhất là bố. Chủ sự gia đình, ông chỉ lo kiếm tiền, người vợ như cái hom, chắt chiu dành dụm cho gia đình. Khi người đàn ông khóc, vấn đề không phải ở những đau thương, có khi lại ở những vấn đề khác. Chúng ta cùng xem ông Ngạn giải quyết vấn đề “Nước mắt đàn ông” như thế nào nhé. Chúc độc giả nghe truyện vui vẻ.

Phần 2: https://youtu.be/pj3zJhu2gkE

TRUYỆN DÀI HỒNG NHAN

Truyện dài này đã được nhiều YouTuber mổ sẻ thành Phận Đàn Bà, Năm chiếc quan tài… để tung lên mạng. Đây là một trong những thủ thật lách bản quyền. Giờ đây, những truyện của ông trở thành sản phẩm giá trị, thì việc khai thác truyện của ông là điều rễ sảy ra. Không rời nguyên bản, tôi ghép lại cho truyện được liên tục. Độc giả thưởng thức truyện của ông qua giọng đọc chính ông và kịch sỹ Hồng Đào. Bản quyền thộc ông Nguyễn Ngọc Ngạn và Trung tâm Thúy Nga, tôi chỉ là người ghép với các ảnh sưu tầm từ các bạn Fb. 8 tiếng lận, tranh thủ đọc khi nó còn tồn tại, kính chúc vui vẻ.

Đường liên kết của video HỒNG NHAN

AVE MARIA – ĐứC MẸ HIỂN VINH

Đường liên kết của video: https://youtu.be/1G4Dkz7omNQ

KHÔNG PHẢI Cứ TOAN TÍNH LÀ ĐưỢC

1. Chó và sói

Có một hôm, chó hỏi sói: “Anh có nhà để ở không?”

“Không có”, sói trả lời.

Chó hỏi tiếp: “Anh có được một ngày ba bữa ăn và trái cây không?”

“Không có”.

“Vậy anh có người dỗ anh, đưa anh đi dạo phố không?”, Chó lại hỏi.

“Không có“, sói trả lời.

Nghe vậy, chó liền bĩu môi: “Cuộc sống của anh thật tẻ nhạt. Sao cái gì anh cũng không có vậy hả?”

Sói cười: “Cuộc sống của tôi chính là như vậy. Tôi có theo đuổi riêng của mình. Tôi là một con sói cô độc nhưng tự do, còn anh là một con chó tự cho rằng mình hạnh phúc”.

Hạnh phúc là một trải nghiệm hoàn toàn cá nhân. Đừng lấy tiêu chuẩn của mình để đo lường hạnh phúc của người khác. Đừng vì thấy họ nghèo hay kém chức vị hơn mà cho rằng mình hạnh phúc hơn người. Giàu có mà tranh đấu ngược xuôi, nghèo mà thanh thản bình yên mới hiểu rằng, hạnh phúc không phải ở chỗ bạn có được bao nhiêu mà là bạn biết bằng lòng bao nhiêu.

2. Bao dung và khiêm tốn

Giọt mực rơi vào một ly nước trong, ly nước này lập tức thành màu đen, không uống được nữa. Nhưng nếu giọt mực rơi vào trong biển lớn, biển vẫn là biển cả nhuộm màu xanh lam. Tại sao vậy? Vì sự bao dung, sức chứa đựng của 2 thứ này là khác nhau.

Lúa chưa chín thì đâm thẳng lên trên trời, lúa đã chín thì ngả đầu cúi xuống. Làm người, càng thành công càng hiểu phẩm giá của sự khiêm nhường.

3. Nụ cười và nước mắt

Vị Lạt Ma già nói với vị Lạt Ma trẻ: “Khi đến với thế giới này, anh khóc, nhưng người khác đều rất vui mừng. Khi anh rời khỏi thế giới này, người khác đều đang khóc, nhưng bản thân anh lại thường cảm thấy rất vui. Vì thế, chết không hẳn là điều tồi tệ, còn sự sống cũng chưa chắc là điều đáng mừng”.

4. Đánh mất

Nếu đi chơi, không may làm rớt 100 đồng, đoán là nó có khả năng sẽ nằm ở một chỗ nào đó, nếu phải bỏ ra 200 đồng tiền xe để quay lại đó tìm, liệu bạn có quay lại không? Rõ là một câu hỏi ngốc ngếch, nhưng điều buồn cười là chuyện tương tự lại không ngừng xảy ra trong cuộc đời: Bị người ta chửi một câu, nhưng lại bỏ ra vô số thời gian để đau buồn; vì một việc mà nổi giận, không ngừng làm tổn hại đến thân tâm của mình, không tiếc mất mát, chỉ để báo thù; mất đi tình cảm của một người, biết rõ mọi chuyện đã không thể cứu vãn, nhưng vẫn đau lòng rất lâu…

5. Điều kỳ lạ của con người

Đệ tử hỏi sư phụ: “Thầy có thể nói cho con biết về chỗ kỳ lạ của con người không?”

Sư phụ: “Họ vội vàng trưởng thành, sau đó lại than thở là mất đi tuổi thơ. Họ dùng sức khỏe để đổi lấy tiền bạc, không lâu sau lại muốn dùng tiền bạc để khôi phục sức khỏe. Họ đối với tương lai thì lo lắng không nguôi, nhưng lại không trân trọng hiện tại. Vì vậy, họ vừa không sống trong hiện tại, vừa không sống trong tương lai. Họ sống như thể là sẽ không bao giờ chết, và sẽ chết như thể chưa bao giờ từng được sống.”

Lời bàn:

Mọi thứ của cuộc đời không phải do toan tính có được mà do hành thiện có được; không phải do cầu được, mà là do tu được. Có nhiều lúc, thà rằng bị hiểu lầm, cũng không muốn giải thích. Tin hay không tin, chỉ ở trong một suy nghĩ của bạn.

Chỉ hối hận vì những chuyện mà mình chưa từng làm, không hối hận vì những chuyện mình đã làm. Mỗi một bước đi của cuộc đời, đều cần phải trả giá. Con người ta sống ở đời cần phải trầm tĩnh, cần có đủ thời gian để suy ngẫm.

(Châu Yến biên dịch -Sưu tầm từ Fb Trần Văn Nhung)