TẢN MẠN HỒ GƯƠM

Hồ gươm là danh lam thắng cảnh số một Hà Nội. Nơi đây còn là mảnh đất linh thiêng bậc nhất Hà Thành. Đây là hồ Tả Vọng. Tương truyền rằng, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, được thần tặng gươm báu dẹp loạn và chiến thắng giặc Minh cướp nước, giành lại giang san. Đến thời Lê Lợi – Lê
Thái Tổ, 1428, vua tôi cùng quần thần thưởng ngoạn trên thuyền rồng thì chú rùa ngàn tuổi hiện lên, vua rút gươm, gạt chú ra thì rùa ngậm lấy gươm và chìm trong dòng nước. Thế là truyền thuyết Hồ Gươm ra đời. Gươm thành gươm thần, rùa thành Kim Quy thần thánh. Hòa bình rồi, trả gươm thôi. Âu cũng là bài học nhân ái của cả dân tộc này. Quanh Hồ Gươm là cả một loạt kiến trúc độc đáo. Tháp bút, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn…đều ghi những dấu ấn qua nhiều triều đại. Con cháu hôm nay đi quanh Hồ Gươm thưởng ngoạn vẻ đẹp của hồ. Cuối Thu, đầu Đông, tiết trời hanh khô, nước hồ như mực. Cũng như con người, hồ Gươm đã chứng kiến bao thăng trầm. Điểm nổi bật nhất của hồ Hoàn Kiếm là Tháp Rùa. Tháp Rùa là do một nhân vật có tên “Bá hộ Kim”, tên thật là Nguyễn Hữu Kim xây dựng vào khoảng 1877. Ông  xây Tháp Rùa với ý định mang hài cốt thân sinh an táng ở đây. Việc không thành, vì dân không chịu. Thực dân Pháp thì mang nữ thần tự do (Bà Đầm xòe) đặt trên tầng 4 của tháp. Việc cũng không xong. Những ngày làm cách mạng thì Việt Minh mang cờ đỏ sao vàng cắm trên đỉnh tháp. Tất nhiên chính quyền Pháp đang thống trị, cũng dẹp luôn. Thế là Tháp Rùa về lại chính nó. Xây 4 tầng, vừa mang kiến trúc Á Đông với hình hài chùa chiền cổ điển, vừa mang tính hiện đại Tây Phương kết hợp. Những ngày còn cụ rùa, cụ lên đây phơi nắng, có khi còn đẻ ấp trứng cho nở thành rùa con. Đến nay, theo các nhà nghiên cứu, rùa đã hết. Tháp Rùa vẫn như xưa, mỗi tối về, đèn điện huyền ảo, lẫn trong xương mù. Tiết trời se lạnh. Ngậm ngùi trong cảnh đơn côi, Tháp Rùa mờ ảo, chạnh lòng nhớ tới những bài ca     

CÁT BỤI. Sáng tác Trịnh Công Sơn – Hồng Nhung

CÁT BỤI. Sáng tác Trịnh Công Sơn – Hồng Nhung