Thuở niên thiếu, câu chuyện về một Lê Văn Tám dũng cảm, lấy thân mình làm đuốc sống thiêu rụi cả kho xăng địch. Ý chí kiên cường ấy đã truyền lực cho chúng tôi về tinh thần dũng cảm, hy sinh tất cả vì đất nước thân yêu. Dù đó là chuyện hư cấu của nhà sử học Trần Huy Liệu, thì chúng tôi cũng hiểu được rằng, tuổi thơ đã được hun đúc bởi ngọn đuốc về lòng dũng cảm ấy. Có sao đâu, một Thánh Gióng vươn mình trỗi dậy, ngựa sắt hí vang, chiến đấu đánh đuổi giặc Ân cho đến khi sạch bóng giặc thì lên núi Tản Viên thăng thiên về trời. Lê Văn Tám cũng nêu gương sáng chói vì sự hy sinh cho đất nước.
Tuổi trẻ hăng say trong cuộc chống Mỹ cứu nước. Đó là thời cơ ngàn năm có một mà dân tộc này phải nắm lấy để giành cho được độc lập tự do. Niềm tin ấy chắp cánh cho cả thế hệ chúng tôi làm nên ngày chiến thắng 30/4/1975 lịch sử. Việt Nam thống nhất, cong cong hình chữ S, Việt Nam long lanh trong con mắt bạn bè, Việt Nam như chân lý sinh ra!
Chúng tôi cũng được mục sở thị các truyền đơn phía bên kia rải trắng rừng về hình tượng anh Nguyễn Văn Bé. Cú lừa ngoạn mục. Nguyễn Văn Bé vẫn sống sau chiến tranh và từ trần ngày 24 tháng 3 năm 2002 tại Hoa Kỳ. Cảm ơn Wikipedia tiếng Việt đã dũng cảm viết lên sự thật:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_B%C3%A9_(tuy%C3%AAn_truy%E1%BB%81n)
Thời @, không thể bưng bít sự thật với bất kỳ ai. Việt Nam lại có trên 4 triệu người ở nước ngoài, riêng Mỹ có tới 3 triệu, kể cả thế hệ thứ 2, người Mỹ, gốc Việt. Sự ngộ nhận về danh hiệu “Danh nhân văn hóa thế giới”, làm cho tôi chán không thèm chêt!
https://hungdm1.wordpress.com/2014/06/13/bung-bit-su-that-la-mot-toi-ac/
Không biết còn bị lừa đến bao giờ?
Viết những điều này, tôi đã chấp nhận sự phiền phức mà Blog của tôi gặp phải. Bù lại, tôi có sáng kiến, Việt Nam đề nghị UNESCO đặt ra danh hiệu “Danh nhân văn hóa thế giới” thay vì ngày kỷ niệm năm sinh (hoặc mất) mà từng nước đưa danh sách lên để UNESCO lập danh sách kỷ niệm. Được như vậy, Việt Nam đi trước UNESCO 50 năm.
Nước thì tụt hậu, Dân thì khổ, Danh hiệu thì nhiều. Hão!