MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

Những người bạn cùng thời. Không trách gì các bạn, có chăng sự đồng cảm sâu sắc. Ở nơi kia, hay cả nơi đây bao giờ cũng có điều trắc ẩn. Một là bạn học, một là bạn chiến đấu trong ban văn hóa 559, các anh đã có những bài thơ đáng để chúng ta suy ngẫm:

11836714_732951223517223_5770908151893201367_n
VIẾT BỞI VŨ THANH NHÀN
THỨ NĂM, 03 THÁNG 10 2013 23:40
PHẠM TIẾN DUẬT
và câu chuyện “Vòng đen – Vòng trắng”
Cuối năm 1973, Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên trực tiếp giao nhiệm vụ cho Phạm Tiến Duật ra Miền Bắc làm công tác sưu tầm tài liệu để chuẩn bị soạn thảo Văn bia Trường Sơn… vì vậy, Phạm Tiến Duật đã tận mắt chứng kiến hậu quả tàn khốc của chiến tranh hủy diệt do không lực Hoa Kỳ gây ra trên hậu phương lớn Xã hội chủ nghĩa, nhằm biến nơi đây trở về “thời đồ đá”. Anh xúc cảm làm bài thơ mang tên “Viết về số 0”, thường được gọi là “Vòng trắng” đăng trên Tạp chí Thanh Niên như một nén nhang viếng những người dân vô tội đã tử nạn vì bom B52 triệt phá phố Khâm Thiên, Hà Nội. Số báo dự kiến đăng tháng 12 năm 1973 nhưng bị lùi lại thành số Tháng Giêng năm 1974. Bài thơ tự do, vỏn vẹn chỉ có 8 dòng, không ngờ là một “tai họa” chứ không phải là “tai nạn nghề nghiệp” giáng xuống đầu nhà thơ, chiến sỹ Phạm Tiến Duật, bài như sau:
“Khói bom lên trời thành một cái vòng đen
Trên mặt đất lại sinh bao vòng trắng
Tôi với bạn đi trong yên lặng
Cái yên lặng bình thường đến sau chiến tranh
Có mất mát nào lớn bằng cái chết
Khăn tang, vòng tròn như một số không
Nhưng bạn ơi ở bên trong vòng trắng
Là cái đầu bốc lửa ở bên trong”
Ngay sau khi bài thơ “Viết về số 0” của Phạm Tiến Duật được in trên Tạp chí Thanh nhiên, thì lập tức Tạp chí Học tập số 9 năm 1974 đã phê phán gay gắt rằng: “Giữa lúc cần nói to lên niềm sung sướng tự hào về cái được vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thì nhà thơ lại chỉ thấy cái mất, chỉ thấy tang tóc đau thương và than thở…”. Có lẽ vì vậy mà bài thơ “Viết về số 0” không được in trong bất kỳ tập thơ nào của Phạm Tiến Duật sau này. Cho đến trước khi anh qua đời, Nhà văn Nguyễn Khắc Phục mới đưa vào tuyển tập Phạm Tiến Duật, bài “Viết về số 0” do nhà thơ Trần Nhương sưu tầm và giới thiệu. Tuyển tập Phạm Tiến Duật in xong ngày 17-11-2007, và chỉ chưa đầy 20 ngày sau (17/11/2007) nhà thơ Phạm Tiến Duật qua đời, may mắn thay, anh đã kịp nhìn thấy đứa con tinh thần của mình trước khi nhắm mắt.
Phải kể dông dài về tác giả Phạm Tiến Duật và nguồn cơn ra đời bài thơ “Vòng trắng” cùng với những lời đồn thổi, suy diễn oái oăm, quy chụp nặng nề khiến văn chương nước nhà suýt mất một tài năng thơ huyền thoại Phạm Tiến Duật, mà sau đây là một “ví dụ” rất khó tin nhưng nó lại là chuyện có thật đến tê tái lòng.
Chuyện rằng, từ đầu năm 1974, để chuẩn bị cho chiến dịch tổng tấn công giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Do đó, khắp Miền Bắc đâu đâu cũng nêu cao khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả cho Miền Nam ruột thịt”… Một đợt chỉnh huấn tư tưởng được tổ chức học tập rất rốt ráo. Tuyên giáo Trung ương về tận tỉnh giảng bài, tỉnh giảng cho huyện, rồi huyện giảng cho xã… khí thế thật tưng bừng và háo hức.
Xã tôi bấy giờ có chị Đinh Thị Kiên, chồng đi B. Chị là một cán bộ phụ nữ cơ sở rất mẫn cán. Hôm ấy, cả buổi sáng chị Kiên đã dự và tranh luận rất quyết liệt tại hội nghị “sinh đẻ có kế hoạch”, trong đó có vấn đề rất mới, rất đặc biệt là “Đặt vòng tránh thai”, một phát minh đặc sắc của khoa học để hạn chế tăng dân số. Chị Kiên về nhà mới kịp ăn hết củ khoai tía(*) luộc chấm muối vừng, rồi tức tốc đạp xe lên hội trường huyện để nghe cán cán bộ tuyên giáo nói về tình hình và nhiệm vụ mới. Chị đến muộn, đồng chí cán bộ tuyên huấn đang phê phán gay gắt một nhà thơ trẻ thiếu ý chí cách mạng. “Giữa lúc cần nói to lên niềm sung sướng tự hào về cái được vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thì nhà thơ lại chỉ thấy cái mất, chỉ thấy tang tóc đau thương và than thở…” rồi đọc bài thơ “Vòng trắng” để minh họa:
“Khói bom lên trời thành một cái vòng đen
Trên mặt đất lại sinh bao vòng trắng….

Là cái đầu bốc lửa ở bên trong”

Hết trích.

PHIÊN CHỢ BA TƯ

Hà Nội – những ngày mưa. Mưa xối xả, mưa tầm tã. Miền Bắc hứng chịu tổn thất nặng nề. 27 người chết, 3 mất tích. Hàng trăm gia đình mất nhà cửa, hàng ngàn người đi lánh nạn, lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất”. Xin chia sẻ nỗi buồn này tới thân nhân và tất cả những người bị nạn!
Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, buồn thì nghe nhạc. Đi chợ lại nhớ “phiên chợ Ba Tư”, nhớ về thế giới Ả Rập huyền bí.
Bản nhạc của nhà soạn nhạc người Anh Albert William Ketèlbey (1875-1959)
Tên tiếng Anh gốc của bản nhạc này là “In a Persian Market” được sáng tác năm 1920. Đây là 1 bản nhạc viết về Ba Tư rất hay tràn đầy mầu sắc.
Ketèlbey đã pha màu và vẽ ra loạt 9 bức tranh liên hoàn miêu tả cảnh tượng một phiên chợ Ba Tư cổ xưa trong “In a Persian market”:

Cảnh 1: Những người đánh lạc đà đang tới chợ
Cảnh 2: Những kẻ hành khất đang cầu xin bố thí
Cảnh 3: Sự xuất hiện của nàng công chúa xinh đẹp
Cảnh 4: Những người làm trò tung hứng trong chợ
Cảnh 5: Những người làm trò dụ rắn trong chợ
Cảnh 6: Đức Kha-lip (vua Hồi giáo) đi qua chợ
Cảnh 7: Những kẻ hành khất lại lên tiếng cầu xin
Cảnh 8: Những người đánh lạc đà tiếp tục lên đường
Cảnh 9: Chợ trở nên vắng vẻ, hoang vu

Hãy lắng nghe bản nhạc này để hòa cùng vào thế giới của Nghìn lẻ 1 đêm huyền bí
In a Persian Market – A. Ketelbey (Guitar Ensemble)